Số hồ sơ sức khỏe điện tử đã mở: 60351 Số hồ sơ sức khỏe điện tử được kích hoạt: 8147
Thứ ba, 16/04/2024, 21:47

Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản Hồ sơ sức khỏe điện tử

Bạn đã sở hữu một tài khoản Hồ sơ sức khỏe điện tử của bản thân hoặc của con bạn (người vị thành niên), bạn có quyền như thế nào?
1. Quyền được bí mật thông tin về sức khỏe của mình: Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của chủ tài khoản (nó tương đương thậm chí quan trọng hơn tài khoản ngân hàng). Do đó website đã cấp cho bạn một tài khoản trắng được xác định bởi 2 thông tin cơ bản: Mã định danh và ngày tháng năm sinh, sau đó bắt buộc bạn phải đổi mật khẩu mới sử dụng được. Mật khẩu mới chỉ có mình bạn biết
2. Quyền được chia sẻ thông tin về sức khỏe của mình: Bạn chia sẻ thông tin về sức khỏe của mình cho ai là quyền của bạn (ví dụ như bác sĩ, người thân…). Bạn chỉ cần cho người đó mã định danh, mật khẩu là người đó có thể xem hết thông tin về sức khỏe của mình từ Hồ sơ sức khỏe ban đầu, các đợt khám chữa bệnh…
3. Việc chia sẻ thông tin khám chữa bệnh khi chuyển tuyến: Không thuộc phạm vi quyền của bạn. Nếu bạn bị bệnh nặng, cần phải chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên bệnh viện tuyến trên, việc cung cấp đầy đủ thông tin về Hồ sơ bệnh án như kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các loại phim ảnh, đơn thuốc… của lần điều trị hiện hành là nghĩa vụ của bệnh viện tuyến dưới theo quy định của Luật Khám bệnh chữa bệnh, để đảm bảo cho bệnh viện tuyến trên có đầy đủ thông tin để chẩn đoán và điều trị chính xác. Tuy nhiên nếu bệnh viện tuyến trên muốn tham khảo toàn bộ Hồ sơ sức khỏe của bạn từ trước đến nay (bao gồm cả Hồ sơ sức khỏe ban đầu) thì phải được sự đồng ý của bạn. Tức là bạn phải cung cấp mật khẩu của tài khoản.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây